phòng giáo dục nghề nghiệp

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

 

  1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về giáo dục nghề nghiệp; chương trình, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp của tỉnh phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương; các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp tại địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc tỉnh.
  2. Quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc tỉnh, quản lý nhà nước trên địa bàn đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn theo điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, theo thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền và các quy định của pháp luật có liên quan. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thực hiện các hoạt động đào tạo, phổ biến tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
  3. Phối hợp với các ngành liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh và cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
  4. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật.
  5. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh theo quy định.
  6. Thực hiện hướng dẫn và tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định.
  7. Tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận xếp hạng trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh; công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.
  8. Tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Hội thi thiết bị đào tạo tự làm, Hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, Hội thi tay nghề cấp tỉnh.
  9. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; Phối hợp hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức và nhân sự đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
  10. Phối hợp các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động của tỉnh khi tham gia học nghề; tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp. Phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền.
  11. Quản lý và phối hợp triển khai thực hiện đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong, ngoài tỉnh và các đơn đặt hàng đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động. Hình thức thực hiện theo quy định hiện hành về đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
  12. Phối hợp các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định hiện hành.
  13. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục nghề nghiệp ở địa phương theo thẩm quyền. Phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
  14. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp; báo cáo định kỳ về giáo dục nghề nghiệp với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
  15. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ban Giám đốc Sở.